Trong cuộc đời người lính của mình, hằn sâu trong tâm trí ông Hoàng Tiến Lực (SN 1932, xã Hoằng Lương, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn là những kỷ niệm về Bác Hồ. 82 tuổi, nhớ về Người, ông vẫn cặm cụi ghi chép tỉ mỉ câu chuyện gặp Người năm xưa. Cho đến bây giờ cũng đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng người lính hải quân ấy vẫn nhớ như in cuộc gặp gỡ của Người với đơn vị của ông vào năm 1962.
Sau khi vào quân ngũ rồi tham gia chiến dịch Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1956, ông được cử sang Trung Quốc học thuyền trưởng tàu phóng lôi. Sau 3 năm học tập tại Trung Quốc, ông trở về Việt Nam và làm thuyền trưởng trên chiếc tàu tuần tiễu T161 (phân đội 5) hoạt động tại vùng Cảng Cồn Cỏ (Quảng Bình).
Trong bối cảnh vùng biển nước ta đang bị Trung Quốc xâm lấn nghiêm trọng, Dân trí xin giới thiệu với bạn đọc các thư tịch cổ của Việt Nam viết về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là tài liệu mà chúng tôi đã thu thập được tại các cuộc triển lãm về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Các tàu của Trung Quốc hung hăng tấn công tàu Cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam.
Lê Quý Đôn viết về Hoàng Sa dưới thời Chúa Nguyễn trong “Phủ biên tạp lục” biên soạn năm 1776, như sau: “Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi giáp liền với biển. Ở vùng biển xa về phía đông bắc có nhiều đảo núi, các núi lẻ tẻ kế tiếp nhau nhiều đến hơn 130 ngọn. Giữa các ngọn núi là biển, đảo núi xa cách nhau hoặc là đi một ngày đường hoặc là đi hết mấy canh giờ. Trên núi có suối nước ngọt, trong các đảo có Bãi Cát Vàng dài khoảng hơn 30 dặm, rộng lớn bằng phẳng, nước trong vắt nhìn tận đáy…”.
Về hoạt động của Đội Hoàng Sa dưới thời Chúa Nguyễn cũng được Lê Quý Đôn ghi chép chi tiết trong Phủ biên tạp lục. “Trước đây, họ Nguyễn lập ra đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An Vĩnh sung vào. Mỗi năm luân phiên tổ chức đi ra biển, cứ vào tháng Ba nhận lệnh chịu sai dịch, mang theo sáu tháng lương thực đủ dùng”.
“Đội dùng năm chiếc thuyền câu nhỏ chở đi ra biển suốt ba ngày ba đêm liền thì mới bắt đầu đến được đảo này. Thuyền dừng ở đấy thả sức thu lượm, bắt lấy chim cá mà ăn. Lại lấy được đồ vật của tàu thuyền như kiếm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thỏi thiếc, thỏi chì, súng ống, ngà voi, sáp ong, đồ chiêu, đồ sứ. Lại thu lượm cả mai đồi mồi, mai ba ba biển, hải sâm, ốc hoa rất nhiều. Đến kỳ tháng Tám thì trở về cửa Eo rồi đi đến thành Phú Xuân để giao nộp...”, Lê Quý Đôn viết.
Dưới triều Nguyễn (1802-1945), sách “Đại Nam thực lục chính biên”, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1836 viết về Hoàng Sa và hoạt động khai phá, xác lập chủ quyền như sau: “Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất hiểm yếu. Trước kia, đã phái vẽ bản đồ mà hình thế nó xa rộng, mới chỉ được một nơi, cũng chưa rõ ràng. Hàng năm, nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Xin từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng Giêng, chọn phái biền binh thủy quân và vệ Giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng Hai thì đến Quảng Ngãi, yêu cầu hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thuê bốn chiếc thuyền của dân, hướng dẫn ra đúng xứ Hoàng Sa”.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” cũng ghi rất rõ cách đo đạc, vẽ bản đồ tại quần đảo Hoàng Sa như sau: “Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến, cũng xem xét xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ”.
“Vua sai Thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi. Mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ: “Minh Mạng năm thứ 17, Bính Thân, Thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trômg nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ”, Đại Nam thực lực chính biên viết về việc khai phá, xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa của triều Nguyễn.
Trong một văn bản bằng chữ Chăm, hiện lưu giữ tại một gia đình hậu duệ thuộc Hoàng Gia Champa ở Bình Thuận, phản ánh việc triều Nguyễn huy động dân gốc Chăm ở Plei Koh (tức làng Koh, nay thuộc đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận) ra cắm mốc giới ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Nội dung văn bản này có đoạn: “Plei Koh trình tấu với quan phủ về việc cử 3 chiếc thuyền đến Trường Sa và Hoàng Sa hỗ trợ việc cắm các mốc giới theo chỉ dụ. Việc này làng Koh đã tập hợp dân đinh và ngư phủ, nhưng bây giờ biển động không thể ra khơi nên làng xin quan phủ do dời đến tháng Mười sẽ khởi hành…”.
Việc này cho thấy không chỉ người Việt mà người Chăm cũng được triều đình phong kiến Việt Nam huy động và sử dụng trong công cuộc xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Trong tác phẩm “Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư” do Đỗ Bá biên soạn năm 1686 có một tấm bản đồ vẽ xứ Quảng Nam và trên tấm bản đồ này có một đoạn văn viết bằng chữ Hán, nội dung như sau: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm, đến cửa Sa Vinh mỗi lần có gió tây nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi giạt ở đây, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đây lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc tiền tệ súng đạn”.
Theo các nhà nghiên cứu, đoạn văn này viết bằng chữ Hán nhưng riêng 3 chữ “Bãi Cát Vàng” lại được viết bằng chữ Nôm, thứ chữ của riêng người Việt. Điều này khẳng định từ cuối TK XVII, người Việt đã làm chủ Hoàng Sa và đặt tên cho quần đảo này một cái tên thuần Việt là “Bãi Cát Vàng”.
Trong sách “Khải đồng thuyết ước” được biên soạn và khắc lần đầu vào năm 1853 dưới triều vua Tự Đức có tờ “Bản quốc địa đồ” vẽ vị trí các tỉnh và các ngọn núi lớn từ ải Nam Quan đến Biên Hòa – Vĩnh Long. Trên tờ bản đồ này, ở ngoài khơi vùng biển miền Trung có ghi rất rõ 3 chữ Hán: “Hoàng Sa chử”, tức “Bãi Hoàng Sa”.
Sách “Khải đồng thuyết ước” là sách giáo khoa tiểu học dưới triều Nguyễn. Có thể thấy việc quần đảo Hoàng Sa được đưa vào sách giáo khoa để dạy cho học sinh, chứng tỏ triều Nguyễn rất chú trọng việc giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo, chủ quyền quốc gia cho thế hệ trẻ đường thời.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý quốc tế khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo này; là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu, quản lý 2 quần đảo một cách liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Các văn bản, tài liệu do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ TK XVII đến đầu TK XX, đã khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, ai đó đã nhắc đến câu nói của vua Lê Thánh Tông (1442-1497) được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự tiện vứt bỏ đi được. Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc bày tỏ rõ điều ngay lẽ gian…”.
Hướng dẫn tải Adobe photoshop 2024
-
Tải Adobe Photoshop 2024 hướng dẫn chi tiết
*Photoshop 2024 *là một phiên bản mới nhất của phần mềm chỉnh sửa ảnh và đồ
họa chuyên nghiệp đến từ hãng Adobe...
How Does Nature Impact Our Wellbeing?
-
[image: hands planting]
Research reveals that environments can increase or reduce our stress, which
in turn impacts our bodies. What you are seeing, hea...
Blog Viet
-
Thị Trường Tài Chính Nguồn Tin Việt Tiếp Thị Kinh Doanh Viet
Education Doanh Nghiệp Việt Bách khoa thư Khởi Nghiệp Kinh Doanh Viet Teen
Models Vuờn...
Vietnam Turns to Nature for Power
-
The first phase of the Cong Hai wind power project, which houses a total of
three turbines with a capacity of 1 MW each, will begin this year in the
Cong ...
10 món nam giới tuổi 40 nên ăn thường xuyên
-
* Cà tím, tỏi, chocolate đen cung cấp dưỡng chất hỗ trợ sinh lý nam, trong
khi óc chó, trà xanh chứa chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ ung thư
tuyến t...
Cách mặc đẹp cho đàn ông tuổi 30
-
Cách mặc đẹp cho đàn ông tuổi 30
Bước sang tuổi 30 là lúc mà mỗi người đàn ông đã có được sự trưởng thành
nhất định và đôi khi vì vậy mà họ băn khoăn kh...
Gạo đen và khả năng hỗ trợ tiêu hoá
-
Trong gạo đen có lượng chất xơ rất cao nên mang lại nhiều lợi ích cho sức
khỏe của hệ tiêu hóa, đường ruột. Đồng thời, nó còn giúp quá trình tiêu hóa
...
CÓ NÊN UỐNG TRÀ SỮA?
-
CÓ NÊN UỐNG TRÀ SỮA?
*Từ khóa được tìm kiếm nhiều hiện nay là “Túi trà sữa”. Trà sữa là món
nước bất kì ai trong chúng ta đều đã thử một lần, không chỉ...
13 tính năng vẫn còn ẩn giấu trong iPhone của bạn
-
iPhone của bạn có thể dịch các cụm từ hay các từ viết tắt các chữ cái đầu
thành bất cứ thứ gì bạn muốn. Vào Settings (Cài đặt) > General (Cài đặt
chung) ...