Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

TQ: Đối đầu ở Biển Đông dẫn đến diệt vong

@ nguontinviet.com

Các quốc gia tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba sẽ là “vô ích”, con đường đối đầu sẽ là “diệt vong” - Ngoại trưởng Trung Quốc lớn tiếng.


Ông Vương không đề cập tới cái tên cụ thể của bên thứ ba. Nhưng giới quan sát cho rằng, Mỹ là đồng minh thân cận của Philippines, đồng thời có mối quan hệ ngày một tốt hơn hay bền chặt hơn với những nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. "Nếu thực sự những nước tuyên bố chủ quyền chọn cách đối đầu, con đường ấy sẽ diệt vong”, vị ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra lời cảnh báo sau bài phát biểu tại Diễn đàn hoà bình thế giới Thanh Hoa hàng năm.


Ông này nói thêm rằng: "Nếu các nước ấy cố gắng củng cố các căn cứ chủ quyền yếu ớt của họ thông qua sự giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài, thì sẽ là vô ích và cuối cùng chỉ chứng minh một tính toán chiến lược sai lầm không đáng”.

Lời bình luận của ông Vương đưa ra 2 ngày trước khi các ngoại trưởng ASEAN có cuộc họp ở Brunei.

ASEAN hy vọng sẽ đạt được một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc để quản lý các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông. Trong khi đó, ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng, con đường đi tới bộ quy tắc sẽ được tiến hành chậm rãi và thận trọng. "Cách đúng đắn là thực thi đầy đủ Tuyên bố quy tắc ứng xử, từ từ tiến tới Bộ quy tắc ứng xử”, ông Vương nói.

Bất chấp sự chồng lấn chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết vùng biển kể cả các ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.

Thượng viện Mỹ ra nghị quyết

Trước đó, ngày 25/6, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết gửi tín hiệu cảnh báo đến Trung Quốc trước những hành động khiêu khích của nước này tại Biển Đông và Hoa Đông.

Trang tin tức Nhật Bản cho biết, Uỷ ban này đã nhất trí thông qua nghị quyết nhằm “tái xác nhận sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ về các giải pháp hòa bình cho các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển châu Á-Thái Bình Dương". Nghị quyết sau đó đã được chuyển lên phiên họp toàn thể của Thượng viện Mỹ và dự kiến sẽ được thông qua tại đây.

Nghi quyết đã dẫn ra nhiều vụ việc nguy hiểm xuất phát từ các hành động của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông như: tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02; Trung Quốc phong tỏa bãi cạn Scarborough vào tháng 4/2012; Trung Quốc phát hành bản đồ đường lưỡi bò phi lý; tàu hải quân Trung Quốc khoá rađa tàu Nhật Bản…

Nhật giúp Philippines bảo vệ đảo

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin ngày 27/6, chính phủ nước ông đã soạn thảo kế hoạch để cho phép các lực lượng Mỹ dành nhiều thời gian hơn tại các căn cứ của Philippines, và sau đó cũng có thể làm điều tương tự với Nhật.

Ông Gazmin đưa ra thông tin này trong cuộc họp báo chung tại Manila sau cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera. "Chúng tôi sẽ hoan nghênh cả nước khác, đặc biệt là Nhật kể từ khi Nhật là một đối tác chiến lược”.

Về phần mình, ông Itsunori Onodera khẳng định, Nhật cam kết sẽ giúp Philippines bảo vệ “các đảo xa xôi” khi cả hai nước cùng bày tỏ quan ngại về yêu sách trên biển của Trung Quốc.

Thái An (tổng hợp)




Đăng ký: Bản tin Thời Sự

Nguồn tin

Sự thật thú vị về Nelson Mandela


Sự thật thú vị về Nelson Mandela


Nelson Mandela, người dẫn đầu cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid trở thành biểu tượng thế giới vì nhân quyền thế kỷ 20 và là Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi.




– Ông là vị Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi với hơn 250 giải thưởng quốc tế, trong đó có giải Nobel Hòa bình 1993, là biểu tượng đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc và nguồn cảm hứng cho hàng tỷ người.

– Tên khai sinh của ông Mandela là Rolihlahla có nghĩa là “vin cành”. Nghĩa thông tục của nó là “kẻ gây rối”. Tên tiếng Anh của ông, Nelson, là do một người thầy truyền giáo đặt cho.





– Ông bị đuổi khỏi trường Đại học Fort Hare sau khi tham gia cuộc biểu tình sinh viên. Sau đó ông hoàn tất bằng cấp tại trường Unisa, ông còn có bằng luật học từ Đại học Wits.

– Ông trốn chạy khỏi thành phố Eastern Cape để tới Johannesburg sau khi Jongintaba Dalindyebo, lãnh đạo người Tembu cố gắng sắp đặt cuộc hôn nhân cho ông. Sau khi tới thành phố, ông tìm được việc làm là bảo vệ đêm tại một khu mỏ.

– Người vợ đầu tiên của ông, Evelyn Mase, là một y tá. Bà là trụ cột trong gia đình và giúp đỡ Mandela khi ông học luật tại trường Wits cũng như sau này tham gia vào con đường chính trị. Họ có bốn người con và ly dị năm 1958.

– Ông không chỉ là chỉ huy đầu tiên của cánh vũ trang Đảng Quốc Đại (ANC) mà còn cùng với Oliver Tambo đồng sáng lập ra hãng luật da màu đầu tiên của Nam Phi mang tên Mandela & Tambo, chuyên bảo vệ những người bị ảnh hưởng từ các luật lệ phân biệt chủng tộc.

– Năm 1962, ông rời đất nước để tìm kiếm sự ủng hộ cho cuộc đấu tranh vũ trang. Trong thời gian này, ông được huấn luyện du kích tại Morocco và Ethiopia.

– Bối cảnh dẫn tới việc ông bị bắt giữ phía ngoài Howick chưa được làm rõ, nhưng người ta tin rằng, một thành viên CIA Mỹ đã tiết lộ với cảnh sát về nơi ở của ông. Ông bị kết tội phá hoại và gây bạo lực lật đổ chính phủ.

– Trong thời gian ở tù, Mandela bị quản thúc trong buồng giam nhỏ hẹp chỉ có chiếc chăn trên sàn và chiếc xô vệ sinh. Ông phải lao động khổ sai ở mỏ đá vôi và chỉ được tiếp một người thăm, một lá thư sáu tháng/lần.

– Chính phủ phân biệt chủng tộc ít nhất sáu lần muốn thả tự do cho Mandela nhưng ông từ chối. Ông tuyên bố: “Tôi tôn trọng sự tự do của tôi nhưng tôi quan tâm nhiều hơn tới sự tự do của mọi người. Thứ tự do nào tôi được cung cấp trong khi tổ chức của nhân dân (ANC) vẫn bị cấm đoán?”.

– Mandela viết một cuốn hồi ký vào những năm 1970, các bản thảo được bọc kín trong túi nilon và chôn trong vườn rau nơi nhà tù ông bị giam hãm. Người bạn tù Mac Maharaj, dự kiến được phóng thích sẽ đưa các bản thảo này ra ngoài. Nhưng các túi nilon bị phát hiện khi nhà tù dự kiến xây dựng bức tường trong vườn. Để trừng phạt, họ đã thu hồi các đặc quyền nghiên cứu của Mandela.

– Sau khi chia tay người vợ thứ hai Winnie Madikizela-Mandela, ông đã cố thuyết phục Amina Cachalia, người ông có mối quan hệ khá lâu nhưng không thành công. Vào sinh nhật thứ 80, ông đã cưới Graça Machel, vợ góa cựu tổng thống Mozambique là Samora Machel.

– ANC bị chính phủ phân biệt chủng tộc cũng như Mỹ và Anh coi là tổ chức khủng bố. Tới năm 2008, Mỹ mới đưa Mandela và các thành viên khác của ANC ra khỏi danh sách khủng bố.

– LHQ công bố ngày sinh của ông, 18/7 là Ngày Quốc tế Nelson Mandela. Đây là lần đầu tiên, LHQ dành riêng một ngày cụ thể cho cá nhân một người.

– Có hàng trăm giải thưởng và sự tôn vinh dành cho Mandela. Ông là công dân danh dự của Canada, thành viên danh dự của Công đảng Anh, thành viên danh dự của Manchester United. Tên ông được đặt cho một loài chim gõ kiến và hoa phong lan.

Thái An (theo Mail Guardian)

Bài Viết Liên Kết

Bạn Nên Xem:

Nguồn Tin Cập Nhật

Blogger Tutorials

Categories

Tìm kiếm...

Translate