TQ: Đối đầu ở Biển Đông dẫn đến diệt vong
@ nguontinviet.com
Đăng ký: Bản tin Thời Sự
Nguồn tin
Các quốc gia tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba sẽ là “vô ích”, con đường đối đầu sẽ là “diệt vong” - Ngoại trưởng Trung Quốc lớn tiếng.
Ông Vương không đề cập tới cái tên cụ thể của bên thứ ba. Nhưng giới quan sát cho rằng, Mỹ là đồng minh thân cận của Philippines, đồng thời có mối quan hệ ngày một tốt hơn hay bền chặt hơn với những nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. "Nếu thực sự những nước tuyên bố chủ quyền chọn cách đối đầu, con đường ấy sẽ diệt vong”, vị ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra lời cảnh báo sau bài phát biểu tại Diễn đàn hoà bình thế giới Thanh Hoa hàng năm.
Ông này nói thêm rằng: "Nếu các nước ấy cố gắng củng cố các căn cứ chủ quyền yếu ớt của họ thông qua sự giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài, thì sẽ là vô ích và cuối cùng chỉ chứng minh một tính toán chiến lược sai lầm không đáng”.
Lời bình luận của ông Vương đưa ra 2 ngày trước khi các ngoại trưởng ASEAN có cuộc họp ở Brunei.
ASEAN hy vọng sẽ đạt được một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc để quản lý các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông. Trong khi đó, ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng, con đường đi tới bộ quy tắc sẽ được tiến hành chậm rãi và thận trọng. "Cách đúng đắn là thực thi đầy đủ Tuyên bố quy tắc ứng xử, từ từ tiến tới Bộ quy tắc ứng xử”, ông Vương nói.
Bất chấp sự chồng lấn chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết vùng biển kể cả các ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.
Thượng viện Mỹ ra nghị quyết
Trước đó, ngày 25/6, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết gửi tín hiệu cảnh báo đến Trung Quốc trước những hành động khiêu khích của nước này tại Biển Đông và Hoa Đông.
Trang tin tức Nhật Bản cho biết, Uỷ ban này đã nhất trí thông qua nghị quyết nhằm “tái xác nhận sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ về các giải pháp hòa bình cho các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển châu Á-Thái Bình Dương". Nghị quyết sau đó đã được chuyển lên phiên họp toàn thể của Thượng viện Mỹ và dự kiến sẽ được thông qua tại đây.
Nghi quyết đã dẫn ra nhiều vụ việc nguy hiểm xuất phát từ các hành động của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông như: tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02; Trung Quốc phong tỏa bãi cạn Scarborough vào tháng 4/2012; Trung Quốc phát hành bản đồ đường lưỡi bò phi lý; tàu hải quân Trung Quốc khoá rađa tàu Nhật Bản…
Nhật giúp Philippines bảo vệ đảo
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin ngày 27/6, chính phủ nước ông đã soạn thảo kế hoạch để cho phép các lực lượng Mỹ dành nhiều thời gian hơn tại các căn cứ của Philippines, và sau đó cũng có thể làm điều tương tự với Nhật.
Ông Gazmin đưa ra thông tin này trong cuộc họp báo chung tại Manila sau cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera. "Chúng tôi sẽ hoan nghênh cả nước khác, đặc biệt là Nhật kể từ khi Nhật là một đối tác chiến lược”.
Về phần mình, ông Itsunori Onodera khẳng định, Nhật cam kết sẽ giúp Philippines bảo vệ “các đảo xa xôi” khi cả hai nước cùng bày tỏ quan ngại về yêu sách trên biển của Trung Quốc.
Thái An (tổng hợp)
Ông Vương không đề cập tới cái tên cụ thể của bên thứ ba. Nhưng giới quan sát cho rằng, Mỹ là đồng minh thân cận của Philippines, đồng thời có mối quan hệ ngày một tốt hơn hay bền chặt hơn với những nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. "Nếu thực sự những nước tuyên bố chủ quyền chọn cách đối đầu, con đường ấy sẽ diệt vong”, vị ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra lời cảnh báo sau bài phát biểu tại Diễn đàn hoà bình thế giới Thanh Hoa hàng năm.
Ông này nói thêm rằng: "Nếu các nước ấy cố gắng củng cố các căn cứ chủ quyền yếu ớt của họ thông qua sự giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài, thì sẽ là vô ích và cuối cùng chỉ chứng minh một tính toán chiến lược sai lầm không đáng”.
Lời bình luận của ông Vương đưa ra 2 ngày trước khi các ngoại trưởng ASEAN có cuộc họp ở Brunei.
ASEAN hy vọng sẽ đạt được một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc để quản lý các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông. Trong khi đó, ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng, con đường đi tới bộ quy tắc sẽ được tiến hành chậm rãi và thận trọng. "Cách đúng đắn là thực thi đầy đủ Tuyên bố quy tắc ứng xử, từ từ tiến tới Bộ quy tắc ứng xử”, ông Vương nói.
Bất chấp sự chồng lấn chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết vùng biển kể cả các ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.
Thượng viện Mỹ ra nghị quyết
Trước đó, ngày 25/6, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết gửi tín hiệu cảnh báo đến Trung Quốc trước những hành động khiêu khích của nước này tại Biển Đông và Hoa Đông.
Trang tin tức Nhật Bản cho biết, Uỷ ban này đã nhất trí thông qua nghị quyết nhằm “tái xác nhận sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ về các giải pháp hòa bình cho các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển châu Á-Thái Bình Dương". Nghị quyết sau đó đã được chuyển lên phiên họp toàn thể của Thượng viện Mỹ và dự kiến sẽ được thông qua tại đây.
Nghi quyết đã dẫn ra nhiều vụ việc nguy hiểm xuất phát từ các hành động của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông như: tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02; Trung Quốc phong tỏa bãi cạn Scarborough vào tháng 4/2012; Trung Quốc phát hành bản đồ đường lưỡi bò phi lý; tàu hải quân Trung Quốc khoá rađa tàu Nhật Bản…
Nhật giúp Philippines bảo vệ đảo
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin ngày 27/6, chính phủ nước ông đã soạn thảo kế hoạch để cho phép các lực lượng Mỹ dành nhiều thời gian hơn tại các căn cứ của Philippines, và sau đó cũng có thể làm điều tương tự với Nhật.
Ông Gazmin đưa ra thông tin này trong cuộc họp báo chung tại Manila sau cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera. "Chúng tôi sẽ hoan nghênh cả nước khác, đặc biệt là Nhật kể từ khi Nhật là một đối tác chiến lược”.
Về phần mình, ông Itsunori Onodera khẳng định, Nhật cam kết sẽ giúp Philippines bảo vệ “các đảo xa xôi” khi cả hai nước cùng bày tỏ quan ngại về yêu sách trên biển của Trung Quốc.
Thái An (tổng hợp)
Đăng ký: Bản tin Thời Sự
Nguồn tin